04/05/2015 Dòng điện AC tín hiệu hình Sin

Dòng điện một chiều- [ DC ] và xoay chiều [ AC ] – Phần 1

Series gồm 2 bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ về : điện xoay chiều và điện 1 chiều. Đó cũng là vấn đề bạn rất hay gặp từ hệ thống điện từ pin mặt trời.

1) Dòng điện xoay chiều (AC):

Dòng điện AC tín hiệu hình Sin
Dòng điện AC tín hiệu hình Sin

AC là viết tắt của Alternating Current: Là dòng điện có chiều và giá trị biến đổi theo thời gian. Những biến đổi này thường có chu kỳ nhất định.

Có nghĩa dòng điện AC trong mạch chảy theo 1 chiều, rồi sau đó chảy theo chiều ngược lại và cứ tiếp tục đổi chiều như vậy.

Một điện áp AC thì có giá trị dương sang âm rồi tiếp tục đổi ngược lại.

Để đo lường sự thay đổi chiều nhanh hay chậm, người ta đưa ra khái niệm:

Tần số (hertz): Là số lần lặp lại trạng thái cũ trong 1 giây. Kí hiệu: F. Đơn vị Hz.

Chu kỳ: Là khoảng thời gian mà điện xoay chiều lặp lại ví trí cũ. Tính bằng giây (s): Kí hiệu T. T = 1/F

Đố bạn ở Mỹ, Châu Âu và Việt Nam sử dụng lưới điện có tần số bao nhiêu?

Tín hiệu tam giác

Tín hiệu tam giác

Như hình bên, tín hiệu điện hình tam giác gọi là tín hiệu AC vì biên độ điện áp thay đổi từ dương sang âm rồi lại dương và cứ lặp lại tiếp tục.

Một nguồn AC thì phù hợp cung cấp cho các thiết bị như đèn, các thiết bị đốt nóng như bếp điện, bàn ủi, bình nấu nước bằng điện… Nhưng tất cả các mạch điện lại yêu cầu một điện áp không đổi. Chính vì lý do này mà ta phải quan tâm đến cách mạch chỉnh lưu, ổn áp… Để biến từ một dòng điện thay đổi thành không đổi để sử dụng cho mạch điện.

2) Dòng điện một chiều (DC):

dong-dien-DC-khong-doi

Dòng điện DC không đổi

DC là viết tắt của Direct Current: Hiểu một cách đơn giản là dòng điện chảy theo một hướng cố định, không hề thay đổi. Cường độ có thể tăng hoặc giảm nhưng không hề thay đổi chiều.

Một điện áp DC có giá trị luôn luôn là dương hoặc là âm. Giá trị có thể tăng hoặc giảm nhưng không bị thay đổi giữa dương và âm. Ví dụ: nguồn DC +5V vì lí do gì đó bị giảm giá trị xuống 3V hoặc 1V nhưng không thể là -1V.

dong-dien-xoay-chiey-gon-song
Tín hiệu DC có gợn sóng

Các mạch điện thường yêu cầu một nguồn cung cấp DC có giá trị không đổi hoặc là tín hiệu DC có một chút gợp sóng như hình bên.

Các bộ nguồn, pin thì cung cấp điện áp DC không đổi, là sự chọn lựa tốt cho các mạch điện của chúng ta. Nguyên tắc chung của các bộ nguồn này là chuyển đổi điện áp AC lớn ngõ vào thành một điện áp AC nhỏ hơn. Tiếp đó thì sử dụng cầu diod để chuyển đổi AC thành DC kết hợp với các tụ có giá trị lớn ngõ ra để tạo ra điện áp DC ngõ ra với một chút gợn sóng. Tùy vào chất lượng nguồn mà giá trị DC ngõ ra có gợn sóng nhiều hay ít. Nhưng đa phần là đáp ứng tốt cho hầu hết các mạch điện.

Chú ý thêm là: Đèn, các thiết bị đốt nóng hay motor thì làm việc với bất kỳ nguồn DC nào. Khi cần nguồn cung cấp cho các thiết bị này thì xài nguồn có gợn sóng nhiều nhiều mà rẻ tí cũng được.

Theo Điện Tử Đăng Khoa

3 thoughts on “Dòng điện một chiều- [ DC ] và xoay chiều [ AC ] – Phần 1

  1. Cho em hỏi chút. Dòng Dc5v kí hiệu khác với chỉ kí hiệu 5v bình thường ở điển nào. Em dùng ĐT sạc Dc 5v thì vào.. 5 v thường thì cứ chập chờn là sao…admin giả thích hộ em…Cho em cái hướng khác phục.

    1. Mình chưa hiểu hết ý câu hỏi của bạn.

      Nếu bạn có 2 củ sạc ghi output là 5DC và 5V. Theo ý nghĩa vật lý thì đây là hiệu điễn thế của dòng diện ra tính bằng Volt (V). 5 là trị giá. Còn DC là dòng điện 1 chiều (theo viết tắt tiếng Anh: “Direct Current”).

      Theo kinh nghiệm sử dụng điện thì nếu chỉ ghi 5V thì bản thân củ sạc đó đã ghi thiếu nên sản phẩm đó chắc cũng THIẾU CHẤT LƯỢNG rồi nên có thế đó là nguyên nhân gây chập chờn bạn ạ.

Trả lời Lê Quang van Hủy

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *