10/12/2015 Việt Nam sẽ có giá điện 0 đồng nếu phát triển năng lượng tái tạo

Việt Nam sẽ có giá điện 0 đồng nếu phát triển năng lượng tái tạo

Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng và phát triển thị trường điện cạnh tranh giống của Đức, tức có thể kéo giá điện xuống rất thấp, thậm chí là giá điện 0 đồng nếu Việt Nam chú trọng phát triển mạnh nguồn điện từ năng lượng tái tạo.

Kinh nghiệm từ Đức cho thấy giá điện rẻ bởi giá điện được bán trên thị trường chứng khoán như bất kỳ hàng hóa nào, quyết định bởi cung cầu của thị trường, có lên có xuống.

Việt Nam sẽ có giá điện 0 đồng nếu phát triển năng lượng tái tạo
Việt Nam sẽ có giá điện 0 đồng nếu phát triển năng lượng tái tạo

“Giá điện của chúng tôi chỉ phụ thuộc vào hành vi tiêu dùng của chính người dân, mua lúc nào quyết định giá lúc đó. Chính vì cạnh tranh và không còn sự tập trung như vậy nên có thời điểm, giá điện của Đức xuống rất thấp, có lúc giá điện 0 đồng, tức người mua không phải trả tiền điện như thời điểm cuối năm 2014. Giá điện thấp đã gây áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất điện ở Đức buộc phải giảm chi phí, giá thành, giá bán”- ông Andreas Polk, Trường kinh tế và luật Berlin (Đức) chia sẻ.

Ông Andreas Polk cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng và phát triển thị trường điện cạnh tranh giống của Đức, tức có thể kéo giá điện xuống rất thấp, thậm chí là giá điện 0 đồng nếu Việt Nam chú trọng phát triển mạnh nguồn điện từ năng lượng tái tạo.

“Hiện giờ thị trường điện của Việt Nam đang bị tập trung rất mạnh, không tạo ra cơ hội để nhiều doanh nghiệp cùng tham gia nên giá mới cao và thiếu cơ chế chính sách cho phát triển điện tái tạo”- ông Andreas Polk cho biết

Về câu chuyện năng lượng tái tạo, ông Lê Tuấn Phong, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Năng lượng cho biết Bộ Công Thương đang xây dựng cơ chế hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo cho từng loại hình, tuy nhiên việc đưa điện gió vào thị trường buôn bán điện cạnh tranh là điều không thể, nhưng sẽ xem xét với loại hình điện mặt trời.

Cùng quan điểm, ông Phạm Quang Huy, Phó Cục trưởng Cục điều tiết điện lực cho rằng việc đưa năng lượng gió vào thị trường bán buôn là không hợp lý. Bản chất thị trường điện của Việt Nam giá bán lẻ là 7,25cent/kWh. Tính trung bình giá phát điện chiếm trên 70% giá điện. Do đó, giá trung bình mua điện đầu vào là khá thấp so với giá điện gió hiện nay có thể sản xuất được.

Về giá điện gió, Tổng cục Năng lượng cho biết, khi tính toán đưa ra giá các nhà đầu tư vào điện gió, mức giá ban đầu được tính toán khoảng 10cents/kWh, sau khi đưa các gói hỗ trợ, ưu đãi của ngân hàng, miễn giảm thuế giá xuống còn 7,8cent/kWh (bao gồm 1 cent được tài trợ từ Chính phủ). Bộ Công thương đang trình Chính phủ để đưa ra một gói đầu tư cụ thể cho nhà đầu tư để thay vì đi xin từng loại ưu đãi, nhà đầu tư sẽ có mức giá cụ thể khoảng 10cents/kWh (tương đường 2000 đồng/kWh)

Ông John Rockhold, Trưởng nhóm công tác điện và năng lượng (Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam) cho rằng chi phí năng lượng tái tạo khá tốn kém nhưng theo kinh nghiệm của nhóm nghiên cứu chứng kiến nhiều trường hợp sau khi đầu tư vào năng lượng tái tạo, giá khởi đầu sẽ cao nhưng sẽ khiến cho giá điện giảm nhanh chóng.

Vị trưởng nhóm còn đưa ra thông tin, hiện có nhiều công ty tại Việt Nam sẵn sang mua điện gió với mức giá 13-15cents/kWh bởi họ thấy khả năng có thể bán ra nước ngoài với mức cao xấp xỉ 10-15%.

TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho rằng, xây dựng thị trường điện cạnh tranh là một yêu cầu lớn trong cải cách nền kinh tế Việt Nam bởi tính chất quan trọng của thị trường này và cần phải tách bạch các khâu sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

Hải Minh / Người đồng hành

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *